Nhân viên Nam/Nữ khách sạn

by DEHOGA Sachsen-Anhalt e.V.

Nhân viên Nam/Nữ khách sạn

Các nhân viên khách sạn là những người đa năng trong các cơ sở lưu trú. Họ chăm sóc khách hàng từ khi khách đến cho tới khi khách trả phòng rời đi. Họ tổ chức công việc dọn phòng cũng như dịch vụ ăn sáng và các sự kiện. Hơn nữa họ còn đảm nhận các nhiệm vụ quản lý thương mại trong việc đặt chỗ, bán hàng và tiếp thị

1. 1. Nhân viên khách sạn làm gì?

Các nhân viên khách sạn chăm sóc khách trước, trong và sau kỳ lưu trú của họ: Họ phục vụ khách của khách sạn tại quầy lễ tân từ khi khách nhận phòng cho đến khi trả phòng, quản lý quầy thu ngân của khách sạn, điều phối các yêu cầu khác nhau của khách với các bộ phận khác hoặc với các đối tác bên ngoài và là đầu mối liên hệ đầu tiên của khách.

Bên cạnh đó họ làm công việc bán hàng, giám sát mặt bằng đặt phòng, xây dựng các chào hàng và đàm phán với các công ty lữ hành. Họ điều phối dịch vụ ăn sáng và việc dọn phòng; Như vậy, họ cũng lập kế hoạch triển khai nhân sự và hướng dẫn nhân viên. Họ cũng tổ chức các sự kiện ví dụ như các hội nghị và thực hiện các biện pháp tiếp thị.

2. Nhân viên khách sạn làm việc ở đâu?

Các nhân viên khách sạn làm việc trong các cơ sở lưu trú, đặc biệt là trong các khách sạn, nhà khách và nhà nghỉ.
Theo thông lệ đó cũng là những nơi họ được đào tạo.

3. Họ học gì trong quá trình đào tạo?

Đối với cơ cấu nghề nghiệp đa dạng, các nhân viên khách sạn tương lai trước tiên phải trải qua tất cả các lĩnh vực của khách sạn: họ học cách nhận và lưu trữ hàng hóa, họ làm việc trong nhà bếp cũng như trong công việc phục vụ. Thêm nữa họ sẽ được đào tạo về dịch vụ kinh tế, về tiếp đón và trong việc đặt trước. Sau phần đào tạo cơ bản, tiếp theo là các nội dung mang tính tổ chức có định hướng theo mục tiêu ví dụ như lĩnh vực tổ chức nhận đặt phòng và đón tiếp, quản lý bộ phận dọn phòng và lĩnh vực quản lý thực phẩm và đồ uống cũng như tổ chức các sự kiện. Thường ở các lĩnh vực này cũng ghép nối đào tạo các năng lực chỉ đạo và lãnh đạo các đồng nghiệp. Thêm nữa họ được học các biện pháp quản lý các kênh bán phòng trực tuyến và quản lý doanh thu cũng như tiếp thị.

Việc đào tạo được thực hiện ở các nơi học tập là tại doanh nghiệp và trường nghề. Tùy theo từng Bang việc học ở trường nghề sẽ được thực hiện từ một đến hai ngày trong một tuần hoặc theo đợt.

4. Khóa đào tạo kéo dài bao lâu?

Thời gian đào tạo là ba năm.

5. Thời gian làm việc như thế nào?

Thời gian làm việc phụ thuộc vào giờ mở cửa của doanh nghiệp nhận đào tạo; Thường các khách sạn có thời gian mở cửa kéo dài và thậm chí cả ngày đêm, điều đó có nghĩa là thời gian làm việc cũng có thể vào các buổi tối, vào các cuối tuần và vào các ngày lễ. Thường thì thời gian làm việc sẽ được tổ chức theo ca làm việc. Thời gian làm việc theo thông lệ được phân chia ra cho 5 ngày trong tuần.

6. Học viên cần có bằng cấp phổ thông và những đức tính gì?

Về mặt pháp lý không có qui định về bằng tốt nghiệp phổ thông cụ thể nào cũng như không cần bất kỳ bằng tốt nghiệp phổ thông nào. Nhưng sẽ là lợi thế nếu học viên ít nhất có bằng tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Một số Doanh nghiệp cũng yêu cầu có trình độ phổ thông trung học nghề hoặc cũng có thể tú tài chuyên môn. Cuối cùng yêu cầu cụ thể do từng doanh nghiệp đào tạo đề ra.

Đối với du học sinh học nghề Việt Nam thì nền tảng học phổ thông Việt Nam càng tốt bao nhiêu thì các cơ hội để đạt được kết quả tốt nghiệp là công nhân lành nghề các tốt bấy nhiêu.

Các nhân viên khách sạn tương lai cần có những đức tính sau:

  • Vui vẻ giao tiếp với mọi người,
  • Sẵn sàng tiếp xúc, định hướng phục vụ và định hướng tới khách hàng,
  • Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm,
  • Năng khiếu tổ chức và tính linh hoạt.

7. Học viên có thể làm gì sau khóa đào tạo?

Trên cơ sở được đào tạo tổng hợp nên các nhân viên khách sạn có nhiều cơ hội làm việc đa dạng trong tất cả các lĩnh vực của một khách sạn. Điều này đặc biệt đúng với bộ phận lễ tân cũng như các lĩnh vực bán hàng và nhận đặt phòng hoặc quản lý bộ phận dọn phòng. Những con đường công danh trong doanh nghiệp ví dụ có thể dẫn đến là phụ trách bộ phận lễ tân hoặc bộ phận bán hàng cho đến là giám đốc khách sạn. Với bằng cấp là một Nam/Nữ nhân viên khách sạn, với từng người thế giới rộng mở đúng nghĩa nhất. Không có ngành nghề nào lại có tính quốc tế và phong phú như vậy Đi làm ở nước ngoài hay trên các du tầu viễn dương sau khi được đào tạo không còn là việc hiếm có nữa. Ngoài ra, có rất nhiều cơ hội tiếp tục học lên, ví dụ quản lý khách sạn được công nhận, quản trị viên kinh doanh trong ngành dịch vụ khách hàng hoặc nhà quản trị kinh doanh nhà nước được công nhận trong ngành dịch vụ nhà hàng và khách sạn.